Phần mềm tính tiền cafe bằng excel, đơn giản dễ sử dụng nhất tại Việt Nam.

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017 | 0 nhận xét

Bạn đang cần tìm phần mềm tính tiền cafe bằng excel miễn phí để áp dụng cho quán cafe của bạn?

Phần mềm tính tiền quán cafe bằng excel có ưu điểm là nhẹ nhàng, được lập trình trên chính excel. Tuy nhiên bạn biêt không nhược điểm của phần mềm tính tiền bằng excel là chứa được ít dữ liệu. Bạn cứ thử mở một file excel có dung lượng từ 5Mb trở lên bạn sẽ nhận ra máy tính chạy rất chậm, còn với file excel hơn 10MB thì đôi khi máy tính bị đơ không hoạt động được vì bạn biết đấy excel được Microsoft tạo ra nhằm giúp quản lý những nghiệp vụ nhỏ, ít thông tin.


Dân Trí Soft kế thừa những điều hay của phần mềm tính tiền cafe bằng excel để tạo ra phần mềm tính tiền cafe miễn phí hoàn toàn, cũng được sử dụng công nghệ của Microsoft, cũng đơn giản dễ sử dụng nhưng khác là dùng dữ liệu hiện đại nhất của Microsoft, chứa được dung lượng lớn không giới hạn, phần mềm tính tiền quán cafe miễn phí này hoạt động cực kỳ ổn định.

Do đó nếu bạn cần phần mềm tính tiền cafe bằng excel thì bạn hoàn toàn lựa chọn được phần mềm tính tiền cafe miễn phí hoàn toàn dành cho quán nhỏ này của Dân Trí Soft. Phần mềm tính tiền cafe miễn phí này được hơn 30.000+ quán trên toàn quốc sử dụng.

Phần mềm tính tiền cafe
Chú ý: sau khi đăng ký, Dân Trí Soft gửi email link download & hướng dẫn sử dụng chi tiết, bạn kiểm tra lại email hộp thư đến lẫn mục spam.

Nếu phần mềm tính tiền cafe bằng excel hoàn toàn sẽ có nhược điểm:
- Chỉ làm 1 người trên 1 file tại 1 thời điểm (phù hợp với cơ sở cực bé).
- Dữ liệu lớn trên 5Mb thì mở ra rất chậm...
- Các chứng từ nhập đa phần dạng row của 1 Sheet, không đúng mẫu chứng từ thực sự (tức là không có quan hệ master-detail theo đúng nghĩa của 1 chứng từ)
- Sửa xóa chứng từ thoải mái (thậm chí không có cả các danh mục đối tượng, và nếu có thì có thể xóa xoẹt đi mà chả sao cả) nhưng chưa chắc đã có quan hệ tốt nên có thể dữ liệu không đúng. Không đáp ứng được nguyên tắc chứng từ trong trường hợp sửa xóa: nguyên tắc lịch sử chứng từ. Và giả sử có sửa xóa thì cũng không theo dõi lưu vết hành động được.
- Macro của Excel có thể bị xóa bởi các phần mềm diệt virus trong khi các CSDL của PMKT thì ít bị trục trặc. 
- Nếu muốn phân quyền trên Excel thì cũng phải viết gần như 1 PMKT. Tuy nhiên ở VN chỉ có 1 vài người làm được việc đó. Mà ai cũng có thể xóa được 1 file excel nên tính bảo mật là = 0

Đầu tư quán cà phê nhỏ với đầu tư khoảng 100 triệu.

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017 | 0 nhận xét

Đây là tài liệu chia sẻ trong các chương trình coffee talk "Kinh doanh quán cà phê Khó hay Dễ" hay "Kinh doanh cà phê - phê luôn trả nợ".


1. Tài liệu chia sẻ bằng file Powerpoint: download tại đây.

2. Tài liệu bảng kế hoạch & dự toán cơ bản quán cà phê với mức đầu tư dưới 100 triệu bằng file excel với các công thức tính toán đơn giản dễ hiểu dễ áp dụng vào thực tế: download tại đây. Tôi minh họa bên dưới là một số thông tin chi tiết từ file excel gốc.


Có bất cứ câu hỏi gì vui lòng bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với tôi theo thông tin liên hệ ghi rõ tại website hoặc gọi 0917.370.739.



HOẠCH TOÁN ĐẦU TƯ CƠ BẢN
Phân loại
Hạng mục
Chi tiết
 SL
 Đơn giá
 Thành tiền
Tài sản
 dài hạn
Tài sản lớn
Nội thất, sửa chữa, trang trí
              1
     5.000.000
       5.000.000
Quầy pha chế, trang trí quầy
              1
     5.000.000
       5.000.000
Bàn ghế (bộ)
              7
        900.000
       6.300.000
Tủ lạnh & đá
              1
     5.000.000
       5.000.000
Bộ máy tính, âm thanh, K+
              1
   10.000.000
     10.000.000
Phần mềm, máy in
              1
     6.000.000
       6.000.000
Ti vi (làm máy chiếu luôn)
                  -  
Máy lạnh
                  -  
Tài sản
ngắn hạn
Công cụ, dụng cụ
Máy ép
                  -  
Máy xay sinh tố
              1
     1.200.000
       1.200.000
Máy vắt Philip
              1
        450.000
          450.000
Máy đun siêu tốc
              2
        150.000
          300.000
Máy quạt
              4
        400.000
       1.600.000
Ly, chén, tách, đồ nấu ăn …
              1
     8.316.500
       8.316.500
Hệ thống điện, ổ cắm, đèn
              1
     1.000.000
       1.000.000
                  -   
Hình ảnh
Bảng hiệu
              1
     3.000.000
       3.000.000
Đồng phục
            10
        150.000
       1.500.000
    54.666.500
Mua hàng ban đầu
              1
     3.000.000
       3.000.000
Đặt cọc
              2
   10.000.000
     20.000.000
    23.000.000
Vốn đầu tư cần
                          77.666.500
Dự phòng (bằng doanh thu 1 tháng)
    43.761.471


TP HCM ngày 30/08/2016
Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.


Khởi nghiệp với ngành ẩm thực ở Việt Nam.

| 0 nhận xét

Hình như không ít các bạn trẻ muốn khởi nghiệp bằng ngành ẩm thực, nghĩa là mở một tiệm cà phê hay một tiệm ăn gì đó. Vì thấy ngành này vừa gần gũi, vừa vui, vừa dễ kiếm tiền mà còn được thi thố tài năng. Vì đi uống cà phê hay ăn nhà hàng ở đâu đó thấy có nhiều cái người ta làm dở ẹt mà vẫn đông khách. Vì thấy tay chủ tiệm kia cũng đâu có gì hơn mình mà cũng thành công vang dội. Vì hỏi ra mới thấy vốn đầu tư mở một tiệm ăn cũng không quá lớn như mình nghĩ. Tất cả những cái “thấy” đó, tuy nhiên, chỉ là phần nổi của tảng băng.

Và phần chìm của tảng băng lúc nào cũng lớn hơn là phần nổi. Ví dụ số người mở tiệm cà phê hay nhà hàng thất bại lúc nào cũng lớn hơn số thành công, lớn hơn rất nhiều. Có nhiều mặt bằng chỉ mới một vài năm mà đã có tới mấy mối nhảy vô nhảy ra như thay áo. Chi phí đầu tư cũng vậy, thực tế thường là lớn hơn những gì dự tính trong đầu hay nghe từ miệng của bạn bè. Rồi sự vụ sự việc, những việc không tên phải giải quyết hàng ngày nó linh tinh và nhiều ngoài sức tưởng tượng, có thể trải dài từ 5-6h sáng đến tối mịt nếu cửa tiệm mở cửa bán cả ngày. Chưa kể về đến nhà lại còn phải đếm tiền, kết sổ, chuẩn bị chợ búa cho ngày hôm sau. Bức tranh phổ biến của một người chủ nhà hàng lúc khởi nghiệp.

Nói như vậy không phải để “bàn ra” hay để làm nhục chí khởi nghiệp của các bạn trẻ, mà chỉ muốn nói lên một điều: có những ngành tưởng như ngon ăn nhưng thực tế rất “khó nuốt” cho người mới bắt đầu bước chân vào nghề kinh doanh. Đó là những ngành nghề đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao, công sức nhiều mà tỷ lệ thành công lại quá khiêm tốn. Nói chung, bỏ ra nhiều tiền để khởi nghiệp là một việc làm đầy rủi ro. Chưa kể có trường hợp còn phải đi vay mượn, cầm cố thì mức độ rủi ro này càng quá mức chịu đựng. Mở một quán cà phê hay một tiệm ăn là một ví dụ rất điển hình của một món có thể gọi là “khó nuốt” đối với khởi nghiệp.

Tôi khởi nghiệp với chuỗi tiệm phở khi đã trang bị hơn 5-6 năm làm công tác quản lý ở cấp cao, và cũng ngần ấy thời gian trong các vị trí trực tiếp phục vụ khách hàng. Chưa kể lúc nào cũng có cả một tập thể gia đình hỗ trợ, đồng hành sát bên cạnh. Nhắc lại chuyện cũ để các bạn trẻ nhớ đến tảng băng chìm kinh nghiệm và những thuận lợi nhất định của những người khởi nghiệp thành công đi trước mình.


Ngay cả với bề dày kinh nghiệm xương máu trong ngành ẩm thực như vậy nhưng thú thiệt, mỗi khi mở một tiệm ăn mới là hồi hộp không kém gì lúc mở cái tiệm đầu tiên. Thậm chí còn hồi hộp hơn, vì càng biết nhiều, càng kinh nghiệm nhiều thì càng thấy rõ những rủi ro mà ngành kinh doanh này chứa đựng. Có quá nhiều yếu tố mà mình không chủ động kiểm soát được. Nhiều khi khai trương xong cả nửa năm sau mới biết là địa điểm đó có thực sự tốt hay không. Vì làm sao mình biết được cái lô cốt kia tự nhiên mọc ngay trước cửa tiệm? Rồi con đường đang hai chiều đàng hoàng tự nhiên đổi thành một chiều! Rồi nước ngập. cóng nghẹt hay biết bao nhiêu khuyết tật của mặt bằng hay khu vực xung quanh mà chỉ khi “cưới” nó về ở chung rồi mới biết. Do đó, thật không sai khi ví cảm giác mở một cửa tiệm mới như xem một trận chung kết bóng đá, chỉ khi nào trọng tài cất tiếng còi kết thúc trận đấu thì mới hết hồi hộp, mới biết thắng hay thua. Chỉ khi nào mở cửa đông khách và thu hồi lại hết vốn đầu tư ban đầu rồi mới biết mình đã an toàn, bắt đầu thành công.

Ngành kinh doanh ẩm thực nói chung đã khó nuốt như vậy, ở Việt Nam lại “bo” thêm một đặc điểm chết người: Hợp đồng thuê mặt bằng rất ngắn hạn, không giống ai trên thế giới, chỉ trung bình từ 3-5 năm. Trong khi một hợp đồng thuê mặt bằng ở Úc hay Mỹ chẳng hạn, trung bình ít ra cũng phải trên 10 năm. Mà hợp đồng thuê nhà quá ngắn ngũi như vậy thì không có nhiều thời gian để kiếm lời sau khi thu hồi vốn, hay nói khác đi, phần thưởng không tương xứng với rủi ro mà mình đã chấp nhận. Nhưng cái chết người nhất ở đây nằm ở chỗ nhà đầu tư, nhà khởi nghiệp khó có thể bán hay sang nhượng lại cửa tiệm của mình khi cần thiết. Ai rồi cũng có lúc sẽ cần đến lựa chọn này, bất kể thành công hay thất bại. Nên cũng không quá đáng khi nói là kinh doanh ẩm thực ở Việt Nam hầu như chỉ có lối vào mà không có lối ra, giống như đi vào rạp hát xem phim mà không thấy có cửa thoát hiểm.
Tóm lại, khởi nghiệp thì lúc nào cũng khó khăn, nhưng có những ngành nghề khó khăn hơn những ngành nghề khác. Và có những thời điểm khó khăn hơn những thời điểm khác. Theo đánh giá chủ quan của người viết bài này thì khởi nghiệp bằng ngành ẩm thực lúc này ở Việt Nam khá là khắc nghiệt vì những đặc thù kể trên, chưa kể cạnh tranh cũng ở giai đoạn gay gắt chưa từng có. Nên các bạn trẻ cần cân nhắc thật cẩn thận trước khi dấn thân vào nó và nếu có vào thì hãy kiên nhẫn trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để hạn chế bớt rủi ro.

Thất bại là mẹ của thành công, nhưng tránh được thất bại ngay từ đầu thì vẫn hơn!

Lý Quý Trung
Sáng lập và điều hành hệ thống Phở 24 (nay đã bán cho đối tác nước ngoài)
Sydney tháng 6/2016

Những cạm bẫy khi kinh doanh quán cafe, quán ăn, nhà hàng.

| 0 nhận xét

Ngành kinh doanh nhà hàng, quán café đang ngày càng lớn mạnh, nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thực khách. Tuy nhiên, đây không phải cuộc chơi dành cho tất cả mọi người. Bởi, nếu không đủ tỉnh táo, bạn sẽ dễ rơi vào cái bẫy phá sản.

Kinh doanh nhà hàng – chỉ thấy cái lợi trước mắt

Chúng ta có xu hướng khi cùng bạn bè hay người thân đến một quán ăn đông khách sẽ nghĩ chủ quán làm ăn phát đạt, “một vốn bốn lời”, từ đó cũng muốn thử mở một nhà hàng hay quán cafe.

Hay bạn bắt gặp những đầu bếp tài ba như: Jamie Oliver, Gordon Ramsay, Heston, Hugh hay những người chiến thắng MasterChef  và cảm thấy mở một nhà hàng mới thực sự khá đơn giản và “thuận buồm xuôi gió”.

Nhưng không phải ai cũng nhận ra chủ nhà hàng hay những quản lý nhà hàng này là những nhân vật nổi tiếng, họ được truyền thông săn đón và tung hô. Việc kinh doanh nhà hàng trở nên thuận lợi hơn nhiều, bởi lượng khách hàng tiềm năng bao gồm cả những người hâm mộ họ, và vấn đề marketing – vấn đề đau đầu trong kinh doanh nhà hàng đã được giải quyết êm đẹp.

Cạm bẫy thất bại trong kinh doanh nhà hàng, quán cafe

Tuy nhiên, những người gặp thuận lợi chặng đường đầu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngay cả những người nổi tiếng cũng có một danh sách những nhà hàng thất bại trên sơ yếu lý lịch của họ. Điển hình như Gordon Ramsay đã phải đóng cửa 23 trong số 49 nhà hàng của ông.

Theo thống kê tại Mỹ, có đến 60% quán cafe và nhà hàng độc lập thất bại trong những ngày đầu tiên khởi tạo và 10% trong số đó gần như không có khả năng phục hồi lại.

Nhưng nhiều người vẫn đánh giá thấp những khó khăn, cạm bẫy họ sẽ phải đối mặt khi dự định kinh doanh nhà hàng hay quán cafe. Từ đó, họ không chuẩn bị kỹ lưỡng chiến lược cần thiết cho những rắc rối phát sinh trong những ngày đầu thành lập. Điển hình như việc nhà hàng chẳng thu hút nổi một khách hàng.

Nếu bạn bỏ tiền đầu tư kinh doanh nhà hàng hay một quán café, người ta thường gọi đùa đó là “bỏ tiền ra mua một công việc”. Tất nhiên, bạn có thể trích cho mình một khoản tiền lương trong quá trình kinh doanh nhưng “bỏ tiền ra mua một công việc” không phải là cách duy trì một mô hình nhà hàng thành công.

Theo Peter Baskerville – người đã mở và quản lý 20 quán cafe và quán ăn tại Mỹ, lý do lớn nhất khiến các nhà hàng, quán cafe mở ra thất bại là vì không đạt được sự ổn định về lợi nhuận. Điều này xảy ra với những người kinh doanh nhà hàng “amateur” (không chuyên nghiệp). Họ mở nhà hàng chỉ để thỏa mãn ý niệm “được sở hữu một nhà hàng, quán cafe của riêng mình”.

Những người này thường không có ý tưởng cụ thể về việc đặt ra dịch vụ đảm bảo thu nhập cho chính mình sau nhiều giờ lao động, mức giá phù hợp cho sản phẩm, cũng như khả năng sinh lời của khoản vốn đầu tư ban đầu.

Chính điều này đã khiến không ít nhà hàng, quán cafe hoạt động tốt cũng không thu được lợi nhuận mà họ đáng được hưởng. Lĩnh vực kinh doanh nhà hàng giống như một cỗ máy sản xuất, một nhà hàng mở ra – đóng lại, sẽ có những nhà hàng khác xuất hiện liên tiếp. Nhưng để tìm ra được mức giá để trụ lại thì không phải ai cũng đạt được.

Chúng tôi sẽ giúp bạn chỉ ra một vài cạm bẫy hay mắc phải khi kinh doanh nhà hàng, quán café khiến bạn thất bại.

Chỉ bán cafe

Nếu bạn mở quán café và nghĩ rằng chỉ bán cafe thôi cũng đủ chi trả cho những chi phí thuê địa điểm, nhân viên, điện nước… thì chiến lược kinh doanh của bạn không đủ mạnh. Bởi, dù quán của bạn có đông khách và bận rộn đến đâu thì lợi nhuận thu được từ cafe không thể bù đắp cho các khoản phí khác.

Thay vào đó, bạn hãy bổ sung thêm những món khác vào thực đơn, ví dụ như bánh ngọt, đồ uống khác từ trà, trái cây, sữa, hay thức ăn nhanh, miễn sao chúng thuận tiện và phù hợp với mô hình café của bạn.

Bếp là vua

Đầu tư cho một căn bếp cũng quan trọng nhưng thật sai lầm khi cho rằng nghệ thuật chế biến đồ ăn quan trọng hơn so với thái độ phục vụ thân thiện, tốc độ phục vụ nhanh gọn, hay giá cả phù hợp.

Quá tiết kiệm

Những chủ kinh doanh nhà hàng mới mở thường xót xa khi phải vứt đi những thực phẩm thừa. Chính vì sợ và tiếc mà họ giữ lại những thực phẩm lẽ ra phải vứt bỏ hay giảm hẳn lượng sản phẩm trưng bày trong nhà hàng, quán cafe. Điều gì sẽ xảy ra khi khách hàng của bạn phải dùng những loại thực phẩm cũ, ôi thiu? Bạn sẽ mất khách ngay lập tức. Thực tế, có khá nhiều cách giúp cắt giảm chi phí trong kinh doanh nhà hàng, nếu bạn tiết kiệm không đúng cách, nhà hàng của bạn sẽ trượt dần xuống đáy thất bại.

Tập trung quá nhiều vào lợi nhuận

“Tạo ra khách hàng chứ không phải bán hàng” là điều quan trọng cần ghi nhớ khi khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, bởi bạn sẽ thất bại khi quá ám ảnh về vấn đề lợi nhuận.
Những chủ quán cafe, những quản lý nhà hàng thiếu kinh nghiệm và kỹ năng quản trị thường rơi vào bẫy lợi nhuận, họ tập trung vào lợi nhuận quá sớm mà tìm mọi cách giảm giá các nhà cung cấp thay vì xây dựng những mối quan hệ đối tác tin tưởng và bền vững. Họ quên mất rằng, khách hàng luôn muốn được cung cấp những dịch vụ tốt nhất. Khi không đáp ứng được điều này họ sẵn sàng lựa chọn nhà hàng khác trong một list những nhà hàng họ biết.

Thái độ phục vụ kém

Nhà hàng hay quán café không chỉ là nơi bán đồ ăn, đồ uống, mà còn bán cả sự thư thái, thoải mái, cảm giác thân thuộc, cùng sự kết nối và những giá trị vô hình khác. Những điều đó chỉ thực sự có khi quản lý nhà hàng và nhân viên thực sự quan tâm đến khách hàng.

Nhà hàng được đánh giá cao khi họ có những nhân viên nhớ tên khách hàng thường xuyên, đồ uống quen thuộc của khách, thậm chí là những câu chuyện họ chuyện trò với khách ngày hôm trước…

Trái lại, với những nơi có thái độ phục vụ kém chắc chắn sẽ thất bại. Khách hàng tới nhà hàng của bạn có thể quên thứ bạn bán nhưng lại khó bỏ qua cảm giác mà bạn mang đến cho họ.

Chiến lược về giá quá yếu

Kinh doanh nhà hàng là ngành muốn tồn tại phải xác định được mức giá hợp lý. Nếu chiến lược về giá của bạn quá yếu thì cạm bẫy thất bại đang đợi bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần tính toán giá bán trung bình cho các sản phẩm khác hoặc đặt ra giá dựa trên chi phí bỏ ra thay vì chạy theo kỳ vọng của khách hàng.

Chiến lược giá cần được xây dựng dựa trên một định mức lợi nhuận khôn khéo. Tuy nhiên hãy nhớ có rất nhiều thứ được định giá bởi giá trị của chúng chứ không phải dựa trên chi phí.

Dân Trí Soft sưu tầm và biên tập

Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe quy mô nhỏ.

| 0 nhận xét


I. Hoạch định kinh phí đầu tư

Quy mô đầu tư dành cho quán café nhỏ: Mặt bằng cần thuê có diện tích tối thiểu 5 * 16m (80m2), áp dụng mô hình kinh doanh kết hợp café tại chỗ và café mang đi.

Bố trí tối ưu diện tích như sau:
-         Khu pha chế (thiết kế để thuận tiện với mục tiêu kinh doanh): 2,5 * 1,5m = 3.75m2.
-         Khu thu ngân: 1.3 * 2m = 2.6m2.
-         Khu rửa ly: 1,7 * 2m = 3.4m2.
-         WC: 10m2 (2 * 5m).
-         Khu để xe khách trong nhà: 1.8 * 5 = 9m2. (Tận dụng mặt tiền để đậu xe 5m *2).

Các hạng mục trên chiếm khoảng 28m2.

Không gian còn lại dùng bố trí bàn ghế, tiểu cảnh, cây cối …, diện tích cho 1 bộ bàn gồm 1 bàn & 4 ghế tối ưu là 5m2.

Do đó với diện tích tối thiểu 80m2 có thể bố trí được 10 bộ bàn ghế với sức chứa tối đa 40 người. Chọn 10 bộ bàn ghế còn có lý do khác là vì với việc bố trí diện tích để xe như trên để tối đa được 20 xe máy (cứ mỗi mét chiều dài để được 2 xe máy).

Dự toán đầu tư quán cafe quy mô nhỏ:


Hạng mục
Chi tiết
Thành tiền
ĐVT: Triệu đồng
Ghi chú

1. Xây dựng, trang trí

Xây dựng, sửa chữa quán
70

Quầy kệ, trang trí nội thất
10

2. Tài sản lớn
Bàn ghế (10 bộ)
20

Tủ lạnh
7

Tủ đá


Máy tính, phần mềm
8

Ti vi
6

Máy lạnh


3. Công cụ, dụng cụ
Máy ép
1.5

Máy xay sinh tố
1.5

Máy vắt
0.5

Máy đun siêu tốc
0.5

Máy quạt (6 cái)
3

Bếp gas, bình gas
2

Ly, chén, tách
3

4. Hình ảnh
Bảng hiệu, logo
5


Đồng phục
2

5. Nguyên vật liệu






Tổng

140


Chi phí trên chưa gồm: tiền thuê mặt bằng (tiền cọc), những chi phí lặt vặt khác (khoảng 10 triệu) và chi phí đầu tư nguyên vật liệu thời gian trước khi quán hoạt động.

II. Kế toán quản trị

1. Định phí: những chi phí gần như cố định hoặc ít bị thay đổi theo sản lượng.
Thuê mặt bằng: 10 triệu/tháng.
Khấu hao tài sản: 150 triệu/24 tháng = 6.25 triệu.
Lãi vay (giả định vay 100% vốn đầu tư): 1% * 150 triệu = 1.5 triệu.
Nhân sự (cơ số ca cao điểm 3 người, thấp điểm 2 người): 18 triệu.
Điện, nước, internet, đổ vỡ, hao hụt: 3 triệu.
Chi phí mối quan hệ, chung chi: 1 triệu

                Tổng định phí = 40 triệu/tháng

2. Biến phí: những chi phí thay đổi nhiều khi sản lượng bán ra thay đổi, chủ yếu nguyên vật liệu chiếm từ 35 – 40% doanh thu, giả định biến phí ở đây là 40%.

Từ dữ kiện trên suy ra: Doanh thu hòa vốn/tháng = 40 triệu * 100/60 = 66.7 triệu/tháng.

Doanh thu hòa vốn/ngày = 66.7 triệu/30 ngày = 2.22 triệu/ngày.


III. Kết luận:

Với mức đầu tư ban đầu = 150 triệu + 10 triệu thuê mặt bằng + 2 * 10 triệu đặt cọc = 180 triệu, thì doanh thu hòa vốn ngày là 2,22 triệu (tương ứng 66.7 triệu/tháng).

Đạt doanh thu hòa vốn sẽ giúp được 6 người có thu nhập khoảng 3,6 triệu/tháng (làm 8h).

Khi vượt mức doanh thu hòa vốn lợi tức của bạn khoảng 50% của doanh thu tăng thêm.

Định phí hàng tháng là 40 triệu, nếu không có khách hàng bạn có thể bị lỗ 40 triệu/tháng. Do đó, để duy trì ít nhất 3 tháng bạn cần nguồn vốn dự phòng khoảng 120 triệu.

Ghi chú: trong thực tế số liệu có thể khác, vì chi phí, giá bán mỗi thị trường mỗi khác. Giả định trên tôi cho rằng tiền thuê mặt bằng là 10 triệu, nguyên vật liệu chiếm 40% doanh thu ... Để hoạch toán chính xác hơn với điều kiện của bạn, hãy liên hệ với tôi để được tư vấn cụ thể hơn (hoàn toàn miễn phí nhé).